BẢO
TRÌ
+++
I. CÂU CHUYỆN MỘT CHIẾC CẦU
Những
ai đi du lịch nước Mỹ, chắc không bỏ quên tham quan một chiếc cầu nổi tiếng ở
thành phố
Chiếc
cầu có chiều dài 2.788 mét, rộng 27 mét, cách mặt nước 227 mét. Hai dây cáp lớn
giăng trên đỉnh các tháp, mỗi sợi dây cáp gồm hơn 27.500 sợi dây thép. Nặng tất
cả là 811,5 tiệu kilogram. Tốn phí hết 35 triệu Mỹ kim. Cầu được khởi công năm
1933 và được khánh thành ngày 27/05/1937.
Cầu
được sơn phết bằng một lớp sơn mầu vàng cam, coi rất vui tươi và dễ thương.
Nhưng đây cũng là một nơi có nhiều người tự tử nhất nước nước Mỹ. Tính từ đầu
đến năm 2005, có tất cả 1.200 vụ tự tử ở đây.
Một
kiến trúc sư, trong tổ bảo trì, cho biết :
Quanh năm, ngày nào chiếc cầu cũng phải được sơn phết lại. Điều đó có nghĩa là, khi công việc sơn phết
vừa xong, thì cũng vừa đến lúc phải bắt đầu trở lại. Công việc này không bao giờ được coi là hoàn tất, mà là một tiến trình liên tục.
Không có sự săn sóc đó, lớp vỏ bọc ngoài và nhiều giá trị thẩm mỹ khác của cây
cầu sẽ bị phá hoại.
Từ
đó ta suy ra : việc săn sóc gia đình, cũng chẳng khác gì việc sơn phết cây cầu không lồ
Văn
hào Pháp, ông André Maurois, đã nói
rất đúng :”Hôn nhân là một công trình mà ta phải kiến tạo suốt đời”.
Công trình hôn nhân, vừa khó khăn vừa lâu dài ấy, phải được thực hiện, không do một người mà là nhiều thành viên
trong gia đình. Công trình kiến tạo ấy đòi hỏi một sự hợp tác kiên vững và chân
thành.
Công
việc phải làm luôn đó, còn nêu lên cho chúng ta
một sự thực nữa : Đừng bao giờ mang sẵn một định kiến phải hoàn tất mọi
việc ngay lập tức, bởi vì sẽ chẳng bao giờ làm được. Khả năng của chúng ta chỉ có hạn, không nên
ảo tưởng. Thay vào đó, chúng ta hãy
quyết tâm thực hiện hằng ngày. Phải cố gắng với hết khả năng, nhưng đừng bao
giờ rơi vào tình trạng quá tải. Việc hôm
nay đủ cho hôm nay, việc ngày mai đủ cho ngày mai.
II. HÃY BẢO TRÌ GIA ĐÌNH
Bảo
trì gia đình là gì ? Theo chữ Nho, “bảo trì” là cầm giữ lại, giống như retinere
tiếng La tinh, hay retenir tiếng Pháp.
Sở dĩ phải bảo trì gia đình vì kinh nghiệm cho hay gia đình ngày nay dễ
bị tan vỡ, cảnh sống hạnh phúc gia đình rất mong manh, người ta ly dị như cơm
bữa. Biết bao gia đình đã bị tan vỡ thảm thương. Phải tìm cách làm cho gia đình giữ lại được
cái vẻ đẹp thuở ban đầu :
Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy
ai quên !
Nhiều
người hiểu lầm, khi kết hôn xong là đã có một gia đình tốt đẹp và cứ thế là
xong. Nhưng thực sự, kết hôn mới là bước
khởi đầu đặt móng cho một tiếng trình
xây dựng một ngôi nhà hôn nhân cho bền vững.
Trong việc xây dựng này, còn biết bao nhiêu việc phải làm : việc xây dựng này có hoàn thành tốt đẹp
không ?
Chúng
ta hãy xem lại đoạn Phúc âm Chúa nói với chúng ta (Lc 14,26-33). Chúa đã đưa ra một dụ ngôn bảo chúng ta : khi
xây nhà, trước tiên phải tính toán xem mình có đủ tiền để hoàn thành không ? Nếu không thì đừng xây
vội, bởi vì xây nửa chừng, hết tiền phải ngưng, thiên hạ sẽ chê cười chúng
ta là bán đồ nhi phế.
Trước
khi ra trận cũng thế, phải lượng tính xem, mình với 10.000 quân, có đủ sức
đương đầu với đối phương với 20.000 quân không ? Nếu không, thì nên sai sứ đi
cầu hòa, trước khi đối phương tấn kích mình.
Biết mình, biết địch, quả thực, là một yếu tố tất thắng của mọi cuộc
chiến.
Cuộc
sống gia đình, có thể nói, cũng là một cuộc chiến. Thông thường không đổ máu, vì
nó là cuộc chiến đấu cân não, nhưng mức độ gây cấn cũng không phải nhỏ.
Bước
chân vào đời sống gia đình, có thể nói, anh chị cần thấy được những thực tế
trên, để tự võ trang đương đầu với nó, không cho phép nó “đào ngạch khoét vách”
hạnh phúc của mình được. Rất có thể, từ
“Cảm nhau” cho tới hôm nay, anh chị
chỉ thấy hoa hồng mà không lưu ý tới gai hồng, thì ngay từ hôm nay, anh chị
phải chấp nhận một sự thực. Hoa hồng nào cũng phải có gai. Nhưng gai không làm
hồng xấu đi, ngược lại, sẽ tôn vẻ đẹp cho hồng.
Sở
dĩ chúng ta gọi cuộc sống gia đình là một cuộc chiến vì chúng ta sẽ phải đương
đầu với muôn vàn khó khăn, với bao thử thách.
Thời mới quen nhau, hình ảnh người chồng là một “hoàng tử” và hình ảnh
người vợ là một “công chúa”. Hoàng tử sánh duyên cùng công chúa thì còn gì đẹp
bằng ? Hạnh phúc lứa đôi thật tuyệt vời.
Nhưng
coi chừng ! Ông Chamfort dám bạo miệng mà nói :”Hôn
nhân là mồ chôn tình yêu”. Nói như thế có vẻ cường điệu, khó chấp nhận,
nhưng trong thực tế có phần đúng đấy, vì “Cái
thuở ban đầu lưu luyến ấy” không còn nữa, thêm vào đó là những va chạm hằng
ngày làm cho vợ chồng gây gỗ, bất hòa với nhau.
Vợ
chồng sống bên nhau, có nhiều điều phải xây dựng cho nhau. Có những nhược điểm, khi mới yêu nhau, giấu
nhau, hoặc không nhận ra. Về với nhau rồi, tất cả mới lộ diện. Vì thế, hạnh
phúc hôn nhân nằm ở chỗ chấp nhận nhau, không phải chỉ ở ưu điểm, mà là cả con
người của nhau. Trong đó, dĩ nhiên, có cả khuyết điểm. Đã là người, không ai thập toàn cả. Chấp nhận nhau không phải trong tâm trạng
“Đành chịu”, nhưng để thăng tiến điều tốt và gọt dũa điều xấu.
Nói
tới đây tôi nhớ đến các lời quảng cáo của các mỹ viện là “BEFORE & AFTER”.
Hình ảnh trước bao gờ cũng xấu xí, vô duyên; còn hình ảnh sau đó lúc nào cũng
là khuôn mặt xinh tươi duyên dáng. Điều
này hoàn toàn ngược lại với hình ảnh của đời sống hôn nhân gia đình. Trước : dễ
thương, duyên dáng, đáng yêu vô vàn. Sau : xấu xí, vô duyên, thậm chí không
muốn nhìn . Sao mà hạnh phúc chóng qua thế ?
Như
vậy thì hạnh phúc cốt lõi của cuộc sống
nằm ở đâu ?
Thưa
nằm ở sự liên kết giữa Thiên Chúa và tạo vật.
Nếu chúng ta biết sống có chung có thủy , có trước có sau đối với Chúa
cũng như với mọi người, đặc biệt là với người bạn đời của mình, cho dù có bất
cứ điều gì xẩy ra.
Thường
những năm đầu của cuộc sống chung là những năm va chạm kịch liệt nhất vì con
người cá nhân còn tồn tại mạnh mẽ, sau đó mọi chuyện sẽ từ từ êm lại.
Tuy
thế, nếu vợ chông còn xích mích gây gỗ với nhau thì cũng còn là một điềm tốt vì
nó nói lên hôn nhân vẫn còn sinh động.
Chỉ khi nào vợ chồng hết nói năng với nhau, im lặng như đá thì mới nguy
hiểm :”Người lặng nghe ĐÁ lên trong mình”
(Trịnh Công Sơn).
Ngoài
ra, chúng ta thấy có những lý do đưa đến
việc gia đình bị tan vỡ như lý do kinh tế, xã hội, tâm lý, giáo dục, đạo
đức… Nhưng có một nguyên nhân khác xem
ra có vẻ “chìm” nhưng lại rất “nổi”, đã từng gây sóng gió trong nhiều
cặp vợ chồng. Đó là sự NHÀM CHÁN, nhạt nhẽo và cũ kỹ trong mối tình với trước đó đã một thời tươi thắm nồng nàn và đầy quyến rũ.
Người
ta nói : “Tình yêu bị chết đi do sự nhàm
chán vì người yêu bị chôn vùi bởi sự
lãng quên”. Không nhàm chán sao được
khi mà lúc nào cũng phải tiếp xúc với con người ấy, với tính tình ấy, với các
xử sự ấy và cuộc sống dần dần trở nên như cái máy.
Có
lẽ vì vậy mà ông Chamfort đã kết
luận :”Hôn nhân là mồ chôn tình yêu”.
Củng
cố cho kết luận của ông Chamfort, nhà thơ ngụ ngôn người Pháp, ông La Fontaine
nói :
“Nợi
bạn, tất cả đều tha thứ bỏ qua,
Nơi tình nhân, tất cả đều hài lòng, hoàn hảo,
Nơi vợ chồng, tất cả đều nhàm chán,
mỏi mệt”.
Để
giải tỏa sự nhàm chán trong gia đình, thiết tưởng không gì có hiệu quả bằng
việc quan
tâm đến nhau. Hai vợ chồng phải
biết sống cho nhau, vì nhau, quên mình để tạo hạnh phúc cho nhau. Người ta có
thể thể hiện sự quan tâm ấy trong cách
dùng ngôn ngữ, cử chỉ, động thái, ánh mắt, nụ cười…
Cũng
có người đưa ra một số biện pháp để giải tỏa sự nhàm chán, đại khái như sau :
a) Cãi nhau : nghe
cũng ngồ ngộ thật. Thật ra, đây không phải là giải pháp vì nó không giảm bớt
nhàm chán mà chỉ tạo thêm căng thẳng, đấy chỉ là hậu quả của sự nhàm chán.
b) Làm lại tuần trăng mật
: vợ chồng tạm gác mọi công việc, dành một thời gian để hai vợ chồng ở
bên nhau, làm mới lại mối tình xưa.
c) Đi du lịch : cũng là dịp thư giãn, vợ chồng có dịp ở gần
nhau, chuyện trò thân mật hơn lúc ở nhà, nhờ bầu khí thay đổi.
Nhưng nói gì thì nói, vợ
chồng hãy trở lại với bản thân mình và phải công nhận rằng “Tự biết mình” là một điều tối quan trọng
trong việc giải tỏa nỗi nhàm chán trong cuộc sống gia đình. Điều quan trọng
trong giai đoạn này là phải tự xem xét mình cho kỹ càng, để tự sửa đổi, chỉnh
đốn cho phù hợp, chứ không phải chỉ lo
đổ lỗi cho vợ hoặc chồng, như Adong đổ lỗi cho Evà, rồi sau đó là chạy
trốn, cách ly hoặc loại trừ vợ / chồng ra khỏi đời sông tình cảm của mình, rồi rút dần vào thế giới ích kỷ của riêng
mình, tâm hồn trở nên chai đá và sự phản bội là bước tất yếu tiếp theo.
Muốn
việc bảo trì gia đình đạt được kết quả tốt không gì bẵng hãy yêu thương nhau vì tình yêu hóa giải
được tất cả, rồi sau đó cố gắng nhường nhịn nhau, hòa hợp với nhau, để cùng nỗ
lực xây dựng hạnh phúc gia đình trong mọi hoàn cảnh thuận cũng như nghịch.
Truyện : Trung thành với nhau
Có
hai vợ chồng sống rất hạnh phúc bên nhau. Rồi đột nhiên người chồng bị tai nạn
giao thông và bị tàn phế, phải ngồi xe lăn. Sau nhiều ngày suy nghĩ, vì quá
thương vợ, người chồng cố tỏ ra lạnh nhạt, rồi cương quyết đòi ly hôn.
Tòa
án hòa giải nhiều lần mà bất thành nên đành đưa ra xét xử.
Người
chồng nói :
- Tôi không còn yêu cô
ấy nữa, sống với nhau chỉ là địa ngục thôi.
Người
vợ vừa khóc vừa chạy đến quì dười chân người chồng mà nói :
-
Xin anh đừng ly hôn, dù anh không còn yêu em
thì anh cũng vì yêu con. Nhưng em biết anh còn yêu em mà, phải không anh
? Em có thể làm đôi chân cho anh mà.
Nghe
vậy, người chồng không thể cầm lòng được, đôi mắt lạnh lùng của người chồng có
hai dòng nước mắt chảy xuống, và anh phải bật khóc. Tòa án không hòa giải được
nhưng chính họ tự hòa giải.
Ta
hãy nghe Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô trong Tông huấn về những bổn phận của gia
đình Kitô hữu đã nhắn nhủ :
”Gia đình Kitô hữu ngày nay thường hay bị cám dỗ nản lòng
hay đang lo âu trước những khó khăn, ngày một lớn; lòng yêu mến ấy còn được
biểu lộ qua một hình thức trổi vượt nữa, đó là đem lại cho gia đình Kitô hữu
những lý do để tự tin vào mình, qua
những phong phú mà gia đình có được tự bản chất hay do ân sủng, qua sứ mạng
Thiên Chúa đã ủy thác cho gia đình. “Các gia đình ngày nay phải trấn tỉnh lại !
Phải theo Chúa Kitô”…
Ngoài ra, các Kitô hữu còn có bổn phận
phải loan báo cách vui tươi và xác tín, “Tin Mừng” về gia đình, vì một cách
tuyệt đối, gia đình đang còn và mãi mãi vẫn còn
cần nghe và cần hiểu ngày càng sâu sắc hơn, những lời đích thực mạc khải
cho gia đình biết chân tính của nó, những tiềm năng và tầm quan trọng sứ mạng
gia đình trong xã hội loài người và trong Hội thánh Thiên Chúa” (Familiaris
Consortio, số 86).
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ
Kim Phát
Đà lạt